Bán Cây Cóc Thái Giống và các loại Giống Cây Ăn trái khác như: Cây Xoài, Cây Mít Thái, Cây Sa kê, Cây Ổi, Cây Bưởi…
Cây Cóc Thái tên khoa học là: Spondias mombin L, thuộc họ thực vật: Anacardiaceae (Họ Xoài/Đào lộn hột), cây có xuất xứ từ Trung Mỹ. Cóc Thái được trồng vườn để lấy quả, cây ra hoa quanh năm và sai trái, vị lại ngon, giòn thơm nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, cóc Thái nhỏ cây, trái đẹp nên còn được trồng chậu làm cây cảnh trang trí,…
Cây Cóc Thái cũng giống với cây cóc thường, thuộc loại cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn dễ gãy. Tuy nhiên, khác với cóc ta (cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần), cây cóc Thái tuy nhỏ, cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm.
Lá cóc Thái thuộc dạng lá kép, lẻ, to, dài khoảng 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi nhìn rất đẹp.
Hoa cóc Thái mọc thành chùy to, lớn hơn lá, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị.
Trái cóc Thái có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua và có mùi dầu thông. Trái mọc thành chùm từ 2-12 quả , thòng xuống. Khi trái cóc Thái còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, trái cóc Thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.
Cóc Thái cho trái rất sớm, trái có vị chua giòn ,có thể ăn sống hoặc đem muối, đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể chế biến cho mình một ly nước cóc ép thơm mát hoặc làm món cóc dầm muối ớt, mứt cóc dẻo, gỏi cóc lạ miệng nhưng rất thơm ngon.
Trái cóc là một loại trái cây nhiệt đới rất được lứa tuổi học trò ua chuộng cùng với ổi, xoài tuợng. Với giới thích nhậu thì cóc chua cùng muối ớt sẽ giúp ‘đua cay’ . Cóc dầm muối ớt, cóc ngâm chua cay vốn là món khoái khẩu của nhiều bạn trẻ. Hôm nay, blog cây giống nông nghiệp sẽ giới thiệu cho các bạn đôi nét về loại cây này.
Cây cóc Thái được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành, ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây cóc Thái giống có chiều cao từ 50cCóc Thái dễ thích nghi với nhiều loại đất và cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá cao như các loại cam, qúyt, xoài, bưởi… Người ta có thể trồng trên đất ruộng, đất vườn có bờ bao không ngập nước hoặc trồng xen canh với các loài cây ăn trái khác mà cây vẫn phát triển tốt.
Ưu điểm của cóc Thái là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại liên tục, cây càng già trái càng sai.m-1m.
Cóc Thái tuy dễ trồng, nhưng muốn cho cây phát triển tốt, trái sai, bền, cần chú ý giữ cho mặt đất khô ráo, có đường thoát nước, tuyệt đối không để cho rễ cây bị úng. Trước khi trồng cần phải làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, phân vi sinh. Ngoài ra, cây cũng rất cần phân hóa học, nhất là sau nhiều lần thu hoạch cần phải bổ sung thêm đạm và kali. Cóc là loài cây thường hay bị mò và rầy trắng, do đó người trồng cũng phải thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời.
Có thể trồng cóc Thái ngoài đất vườn hoặc trồng chậu vừa làm cây cảnh, vừa làm cây ăn quả đều được. Những phút giây bên cây trồng sẽ giúp con người thư thái hơn, thoải mái hơn. Tự tay chăm bón và chờ ngày hái quả là một niềm hạnh phúc của người trồng cây. Hãy tạo cho mình một khoảng vườn riêng với những loại cây trái ưa thích, vừa thư giãn, vừa có ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng trong trái cóc
Giá trị dinh duỡng: 100 gram quả phần ăn được chứa: – Calories 157 – Chất đạm 0.5-08 g – Chất béo 0.28- 1.79 g – Chất carbohydrate 1.2-9.5 g (Chất so=fiber) : 1.1-8.4g – Calcium 0.42 g – Sắt 0.02 g – Magnesium 0.2 g – Phosphorus 0.51 g – Potassium 2 g – Kẽm 1.9 mg – Beta-Carotene 16 mg – Niacin 105 mg – Riboflavine 1.5 mg – vitamin C 42 mg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét