Các yếu tố cần thiết khi thiết kế sân vườn cho ban công
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ tạo ra một không gian đầy khí trời, hướng tầm nhìn trải rộng ra xung quanh chỉ với một ban công thật nhỏ, thật thỏai mái? Cây Xanh Sài Gòn sẽ có một vài gợi ý giúp cho ngôi nhà của bạn có một ban công đảm bảo an tòan và ấn tượng.
Thiết kế ban công không chỉ vừa hợp túi tiền, chi phí của gia chủ mà còn vừa đảm bảo những thông số kỹ thuật đảm bảo điều kiện cần cho một ban công tiêu chuẩn và an toàn.
Sẽ thật hụt hẫng khi đứng thư giãn ở 1 ban công mà phải rướn người mới hướng được tầm nhìn ra phía trước để ngắm nhìn dòng người dưới phố. Hay phải nơm nớp lo ngã gập xuống bất cứ lúc nào do say sưa với vẻ đẹp trước mặt mà quên mất rằng lan can ở ban công chỉ chưa quá thắt lưng… Vì vậy vấn đề chiều cao và kết cấu vững chắc, an tòan được đặt ra đối với mỗi ban công đẹp là điều thiết yếu hơn bao giờ hết.
Thông số tiêu chuẩn tham khảo về độ cao lan can là từ 1,1m trở lên; khoảng cách các thanh gióng lan can không quá 10cm nhằm tránh gây nguy hiểm cho trẻ em.
Ngoài ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh để ban công không mau xuống cấp. Nếu thấy lan can có dấu hiệu hư hỏng hay thiết kế không đảm bảo an toàn phải sửa chữa và khắc phục ngay.
Ban công làm đẹp cho ngôi nhà
Xu hướng tận dụng ban công để làm đẹp cho ngôi nhà của mình ngày càng trở nên ưa chuộng, đặc biệt đối với những ngôi nhà có diện tích không lớn, không thể đủ để thiết kế một sân vườn, hay một không gian thoáng rộng nơi mặt đất.
Trước đây, ban công thường được thiết kế với kiểu dáng con tiện đúc sẵn, giờ xuất hiện nhiều loại ban công vó họa tiết cầu kỳ hơn, tạo điểm nhấn cho khoảng không thư giãn lý tưởng cho cả gia đình.
Giỏ hoa, cây cảnh hay những bình gốm tạo nét riêng ấn tượng cho ban công mà lại đơn giản. Tuy nhiên, cần lựa chọn từng loại cây phù hợp để ban công không trở thành vườn ươm nhiệt đới, mất đi khoảng không thư giãn hay bị che khuất bởi tầm cao của cây cảnh.
Nếu nơi nào nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như xương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, sống đời, hoa giấy, …
Ở ban công chật hẹp không nên chọn những cây có khổ lá lớn. Nên chọn cây dễ trồng như lưỡi cọp, đinh lăng lá bạc, dây leo che mát như tường vi, cát đằng…
Không nên trồng nhiều loài hoa cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố không đẹp, mà chỉ nên trồng 1- 2 loại , cắt tỉa gọn gàng. Không trồng cây có tán lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất vẻ đẹp của ngôi nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét