BÁN CÂY LỘC VỪNG GIÁ RẺ
Cây Lộc Vừng hay còn gọi là cây Mưng, có tên khoa học là Barringtoria Acutangula Gaertn – Barrtngtonia Ocutangulag. Đây là loại cây nằm trong bộ bốn loại cây QUÝ theo phong thủy phương đông là: SANH – SUNG – TÙNG – LỘC, hiện nay cây Lộc Vừng rất được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc và thường được các DN, các tòa nhà cao ốc văn phòng lớn chọn làm vật trang trí cũng như phong thủy.
Cây Lộc Vừng |
Theo đánh giá của nhiều người, Lộc Vừng là một loại cây rất đẹp và mang lai nhiều ý nghĩa. Theo phong thủy, cây Lộc Vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho người chủ nên loại cây này rất thích hợp để làm quà tặng trong những dịp tân gia, hay năm mới.
Phân tích theo tên của cây thì Lộc ứng với tài lộc, Vừng ngụ ý tuy nhỏ nhưng có rất nhiều. Cộng với hoa của cây thường có màu đỏ sặc sỡ rất đẹp là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát tài phát lộc giống như hạt vừng, tuy nhỏ nhưng đẹp và rất nhiều. Thêm nữa là nó thường đem lại sự bình yên và phát triển về khía cạnh kinh tế cho gia chủ. Chính vì thế hiện nay, Lộc Vừng là loại cây đang rất HOT và rất được người tiêu dùng yêu thích.
Về tuổi thọ thì cây có thể số hàng trăm năm, dễ tạo dáng, dễ nhân giống bằng con đường vô tính bằng cách: giâm cành vào mùa Thu hoặc Đông và chiết cành vào mùa Xuân – hạ hoặc hữu tính bằng cách: gieo quả đã chín. Cây thường sống nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ở khu vực ven các bờ nước (bản thủy sinh) hoặc nhiều ở các khu vực miền đồng bằng.
Làm cây cảnh Theo đánh giá của nhiều người, Lộc Vừng là một loại cây rất đẹp và mang lai nhiều ý nghĩa. Theo phong thủy, cây Lộc Vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho người chủ nên loại cây này rất thích hợp để làm quà tặng trong những dịp tân gia, hay năm mới.
Do cây Lộc Vừng có tuổi thọ khá lâu, trung bình 100 năm, lại có nhiều cành, dễ dàng trong việc uốn, sửa, hoa có màu đỏ đẹp, chính vì thế nhiều người dân nước ta cũng như một số nước châu Á thường chọn cây Lộc Vừng làm cây cảnh để chưng trong chậu hoặc cây cảnh cổ thụ trang trí trong các khoảng sân ở các tòa cao ốc văn phòng, cty, … Ở nước ta, cây Lộc Vừng tự nhiên thường sống nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười, khu Tứ Giác Long Xuyên cũng như vùng ven biển Nam Bộ. Do có tuổi thọ lâu, ít bị sâu bệnh cũng như hoa và quả của cây rất đẹp giá thành của cây rất đắt, chính vì thế cây thường bị đốn chặt khá nhiều dẫn đến số lượng cây Lộc Vừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng.
SỰ TÍCH CÂY LỘC VỪNG
Lộc vừng là loài cây dễ tính và dễ thích nghi, hoa dài và rực đỏ như lúc nào cũng mang đến may mắn và tài lộc, cành lá xanh tươi luôn mọc dài và vươn thẳng được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích. Nhưng có mấy ai biết sự tích cây Lộc vừng gắn liền với một chuyện tình cảm động.
Chuyện kể rằng, từ lâu lắm rồi, ở một làng bản xa xôi kia có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Họ cùng nhau thề rằng nếu không được sống cùng nhau, họ sẽ chết cùng nhau. Chàng trai đâu biết rằng vẻ tuấn tú và tài năng của chàng đang là niềm mơ ước của nhiều cô gái và cũng là nỗi ghen tức, căm giận của nhiều chàng trai quanh vùng. Còn cô gái vốn xinh đẹp, nết na nên có rất nhiều chàng trai muốn lấy về làm vợ, trong đó có tên công tử con nhà trưởng bản. Biết không thể nào chiếm được trái tim cô gái, hắn tìm kế hãm hại chàng trai. Hắn sai chàng vào rừng tìm báu vật cho lễ hội của làng.
Rừng thiêng nước độc đã quật ngã chàng, làm cho chàng chết đi trong bệnh tật và kiệt sức. Cô gái chờ đợi mãi, quá nóng lòng nên quyết tâm trốn nhà, lặn lội đi tìm người yêu. Cô đi mãi, đi mãi cho đến lúc đôi chân rã rời không muốn bước thì tìm thấy xác người yêu. Cô đau đớn ôm xác người yêu khóc vật vã. Chôn cất người yêu xong, cô khóc ngày khóc đêm cạnh nấm mồ đó. Nước mắt rơi xuống cứ cạn dần, đến một ngày cô không còn khóc được nữa và ngã gục xuống bên cạnh nấm mồ. Khi cô chết đi, trên nấm mồ của chàng trai, nơi những giọt nước mắt của cô chảy xuống bỗng mọc lên một loài cây có thân sần sùi, cành lá xum xuê và đặc biệt là có những chùm hoa thả xuống cạnh mồ như hỏi han, như che chở cho nấm mộ chàng trai. Người ta gọi đó là hoa lộc vừng – một loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thuỷ của người con gái. Có lẽ vì vậy mà màu hoa đỏ đến nao lòng.
CÔNG DỤNG CÂY LỘC VỪNG
Ngoài công dụng làm kiểng, Đọt và lá non cây Lộc Vừng dùng làm rau Ở các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam chúng ta, lá cây Lộc Vừng thường được xem như là một loại rau đặc sản chuyên dùng để ăn sống và nấu canh chua. Thế nhưng người Châu Âu lại rất sợ loại lá cây này vì chúng có chứa rất nhiều chất Saponins vô cùng độc hại. Chính vì thế, tôi xin khuyên các bạn nào đang đọc bài viết này cũng như có thói quen ăn lá cây Lộc Vừng thì nên ngưng ngay việc ăn loại lá này nhé. Dù hiện nay có khá nhiều nhà hàng sang trọng lại quảng cáo việc ăn loại lá này như là một mốt thời đại! Quả cây Lộc Vừng dùng làm chất độc diệt cá Theo kinh nghiệm dân gian, được lan truyền thì ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Nam Á, quả cây Lộc Vừng đâm nát có thể dùng làm bả, làm mồi để diệt cá trong các sông, suối, ao, hồ khiến cho cá khờ và dễ bắt. Thế nhưng cách làm này lại không phổ biến ở Việt Nam.
Các bộ phận cây Lộc Vừng dùng làm thuốc chữa bệnh
a/ Theo Đông y Cây Lộc Vừng có những đặc tính như: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt, Hạt thơm. Công dụng: Phần rễ được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Phần hạt có thể giã nhuyễn ra, trộn chung với các loại bột và dầu, có thể dùng để trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, phần hạt của cây Lộc Vừng còn được dùng để trị đau bụng, cách bệnh về mắt, …
Quả Lộc Vừng xanh (chưa chín) có thể dùng để ép thành nước, bôi vào các vết chàm có thể giúp chữa khỏi hoặc cũng có thể dùng để ngâm rượu để chữa nhức răng. Vỏ cây do có chứa nhiều tanin (như các loại trà) nên có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy hay đau bụng từng cơn.
b/ Theo Tây Y Các hoạt chất được chiết xuất từ rễ và quả của cây Lộc Vừng được Tây Y xác định là có thể dùng để:
1/ Chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.
2/ Sản xuất thuốc kháng sinh: Đang phát triển
3/ Chống các loài vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng: Các loại vi khuẩn này có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.
4/ Chiết xuất của hạt Lộc Vừng hoa đỏ có tác dụng chống ung thư.
5/ Chiết trong vỏ và hạt cây Lộc Vừng có tác dụng giảm đau.
6/ Chất chiết trong vỏ và hạt cây Lộc Vừng có tác dụng kháng nấm. Hiện nay có nhiều sản phẩm tân dược từ cây Lộc Vừng đã được sản xuất và lưu hành trên thế giới.
LIÊN HỆ ĐẶT CÂY: 0909.551105 MR BÌNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét