Bán Cây Sung, Cây Công trình, Cây Sân vườn, Cây Bonsai
Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình
Cây Sung có tên khoa học là Ficus racemosa (tên đồng nghĩa là Ficus glomerata), thuộc họ Dâu tằm – Moraceae, là loại thân gỗ lớn cao tới 25-30m.
Cây Sung |
Cây Sung nằm trong bộ tứ: Sanh-Sung-Tùng-Lộc, người xưa lấy Cây sung làm cây biểu tượng cho sự sung túc, đầy đủ, chẳng sai chút nào. Cứ đến mùa xuân, toàn thân cây Sung trưởng thành, từ gốc đến cành, mọc chi chít những quả xanh, sau đó chuyển vàng, rồi đỏ ửng, để cuối cùng đỏ tím và nâu đen; không những gây cảm giác đầy đủ, mà còn tạo ấn tượng mỹ thuật, khiến các nghệ nhân đã chọn cây Sung làm cây tiểu cảnh, được biết bao người hâm mộ. Nhiều nghệ nhân giỏi còn biết điều tiết để cây ra quả đúng những ngày đầu xuân, giúp người yêu cây cảnh thỏa mãn niềm ước mơ, thay lời cầu nguyện đầu năm cho gia trang một năm mới thịnh vượng, ấm no.
Nhiều gia đình, cứ đến những ngày giáp Tết nguyên đán, vẫn không quên tìm mua bằng được vài chùm Sung trĩu quả để chưng bày trên bàn ngũ quả. Đến mùa chợ hoa xuân, biết bao người cứ đi lại, tần mần, ngắm nghía, mân mê những chậu cây Sung tiểu cảnh, nhất là những chậu cây Sung đã đơm đầy trái xanh; có người mê đến nỗi không thể rời được nếu chưa trả giá đến mức hết khả năng.
Đúng là cây Sung đã ảnh hưởng đến văn hóa tâm linh của người Việt. Do nắm được tâm lý người chơi, hằng năm vẫn thường có kẻ bày bán những chậu sung “phù thủy”. Nhìn qua cũng khó phát hiện, nhưng lúc mang về nhà, vài ba ngày sau, thấy quả cứ héo dần đi, mới hay rằng, toàn là những chùm quả Sung được gắn vào cành bằng keo tổng hợp.
Những cây Sung mọc ngoài thiên nhiên cũng thế, nó vừa hấp dẫn, lại vừa quấy nhiễu người đời. Vốn xuất thân từ những rừng rậm, sống dựa suối khe, chúng là nguồn giống bất tận, gieo rắc quả chín muồi theo dòng nước chảy, phát tán về sông, lạch, tấp vào bờ, tái sinh tạo ra những thế hệ cây Sung con cháu chiếm lĩnh môi trường mới. Bên những bãi bồi ven sông, với điều kiện thuận hợp, sung nhân dần số lượng, có khi tạo thành quần thể dày đặc. Chim, dơi, sóc… ăn quả cây Sung làm rơi vãi khắp nơi, có khi cách xa bờ nước hằng cây số, khiến nhiều cá thể cây sung mọc đây đó ngoài ý định của con người. Trong môi trường thích hợp, cây Sung phát huy khả năng lục hóa, tạo bóng, thanh lọc môi trường… và luôn thể hiện là loài cây chống chịu tốt. Thế nhưng, khi chúng bén rễ trong công viên, trên vỉa hè đường phố… thì, ngoài những ưu điểm vốn có, lại bộc lộ nhược điểm nhất định, như là gây ô nhiễm môi trường. Quả của cây Sung là loại quả giả, do trục phát hoa dạng nạt cuộn lại tạo thành, dấu kín toàn bộ hoa nhỏ bên trong. Lúc chín mọng, rơi rụng sẽ tan vữa, hấp dẫn ruồi nhặng, người qua lại dẫm đạp bầy nhầy, rất khó bề quét dọn.
Ứng dụng của Cây Sung
Quả Sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.
Lá Sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá Sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên – được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Vỏ cây Sung chữa cảm lạnh, tắt sữa, điều trị hen suyển, trĩ và rối loạn phụ khoa, Nhựa mủ sung được dùng ngoài để giảm phù nề cho vết thương nhiễm trùng mãn tính, giảm đau, áp xe vú, hen, Quả được dùng làm chất se đường ruột, đồng thời cầm máu, tăng lực và để điều trị khí hư, rối loạn máu, cảm giác nóng, mệt mỏi, bệnh phong, rong kinh, chảy máu cam, ho khan, tắt tiếng và giun sán.
Ngoài ra Cây Sung là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp, cành lá xum xuê có thể trồng bóng mát hoặc làm bonsai.
Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.
Bài thuốc từ Cây Sung
Điều kinh phụ nữ: lá sung 60g, măng sậy hoặc búp sậy 30g, ngải cứu 20g, phèn chua phi 5g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.
Chữa sởi trẻ em: lá sung tật, lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15g, tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.
Chữa hen suyễn trẻ em: dùng nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ.
Chữa nhức đầu: dùng nhựa sung phết lên giấy bản dán vào 2 bên thái dương
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sung
Kỹ thuật nhân giống cây Sung
- Cây Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành, song thực tế nhân giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo cho cây con khỏe, tạo bộ rễ mong muốn khi làm kiểng.
- Nhân giống cây Sung bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín, thịt quả mềm để lấy hạt, chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thẻ ủ hạt nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ sau khi gieo thì tủ rơm, xơ dừa… để giữ ẩm cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần, khi cây đạt chiều cao 15 – 20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống cây Sung vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, dâm cành và tách gốc song các cách này có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ sống không cao do đó ít được dùng.
Kỹ thuật trồng cây Sung
- Đất trồng cây Sung cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khẵ năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ.
- Chọn các cây Sung con có chiều cao từ 15- 20 cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần.
Chăm sóc cho cây Sung
- Cây Sung là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây Sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng; vì vậy, có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.
- Để cho thân cây Sung mau lớn ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.
- Cây sung không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 – 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét