Bán Cây Thị, Cây Công trình, Cây Sân vườn, Cây Đô thị
Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình
Cây Thị ngoài việc trồng và mọc tự nhiên để lấy quả, còn được cung cấp, mua bán để trồng tạo cảnh quan làm cây công trình cho biệt thự sân vườn, khu đô Thị.
Cây Thị |
Cây Thị tên khoa học là: Diospyros decandra, thuộc họ: Ebenaceae. Cây Thị là loài cây nhỏ, cao khoảng 5-6m, Lá cây dài 6-8cm, rộng 3-4cm, ngọn lá nhọn mũi. Hoa sắc trắng, mọc thành chùm, cuống hoa chia thành 3-6múi.
Quả Thị dáng tròn, khi chín có màu vàng, mọng nước, to khoảng 3-6cm, thường chia thành 6-8 “múi”. Cuống hoa dính sát vào quả. Quả Thị khi chín có mùi thơm dịu nhẹ, được ưa chuộng tại Việt Nam. Người ta thường lấy quả Thị rồi treo trong nhà để thưởng thức hương thơm của Thị.
Quả Thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút).
Thị là một loại cây có tuổi thọ cao, từ vài trăm đến cả ngàn năm tuổi, tuy rất khó trồng bởi kén đất và cần sự chăm sóc cầu kỳ. Các bộ phận cây lại được dân gian dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau làm cho con người trường thọ. Là loài cây gắn bó với đời sống con người và đặc biệt có ý nghĩa bởi câu chuyện cổ tích huyền thoại Tấm Cám, và từ lâu những trái Thị thơm là thứ quả không thể thiếu được trong mỗi chiếc khăn mùi xoa cầm tay của những cô thôn nữ mỗi khi e thẹn hẹn hò hay được gặp người yêu.
Sức sống của cây Thị ngàn tuổi
Mặc dù thân bị mục ruỗng gần hết, ngọn đã bị chết từ trăm năm trước nhưng cây Thị vẫn xanh tốt và cho cả trăm quả Thị mỗi năm.
Có mặt tại chùa Phượng Tiên (làng Phương Viên, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội), chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước sức sống của cây Thị trong chùa. Thân cây Thị này chừng 5, 6 người lớn ôm, cao khoảng 4-5m và đã bị mục ruỗng gần hết, ngọn cây Thị đã bị chết, chỉ còn khoảng chục cành xòe ra xung quanh với bán kính từ 3-5m.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tuổi của cây Thị, ông Nguyễn Chí Mận–Trưởng Tiểu ban di tích làng Phương Viên cho biết, không biết cây Thị tại chùa Phượng Tiên có từ bao giờ nhưng ngay từ khi còn bé ông đã thấy cây Thị bị mục ruỗng và chết ngọn như bây giờ. Việc bị mục ruỗng thân, chết ngọn của cây Thị trong chùa Phượng Tiên không phải do chiến tranh hay bị đốt. Hơn mười năm trước, cây Thị có hiện tượng vàng và rụng lá, Tiểu ban quản lý di tích làng Phương Viên đã nới rộng diện tích quây gốc và tích cực chăm bón nên cây Thị đã xanh tốt trở lại.
Còn Ni sư Thích Đàm Trung nói: “Sân chùa đã nâng lên khoảng 1m nên thân cây Thị đã bị lấp mất 1m. Khi tôi về chùa Phượng Tiên tu, tôi vẫn kê một chiếc giường một trong hốc của gốc cây Thị để ngủ. Trước đây cũng đã có người về cắt một cành Thị đem đi để xác định tuổi nhưng đến giờ không thấy thông báo lại cho nhà chùa. Hàng năm, cây Thị vẫn cho cả trăm quả. Quả Thị rất to. Quả to nhất khoảng nửa cân”.
Nếu việc bị mục ruỗng thân, chết ngọn của cây Thị trong chùa Phượng Tiên không phải do chiến tranh hay bị đốt, phần thân bị mục ruỗng ở gốc có thể kê được chiếc giường một như khẳng định của ông Nguyễn Chí Mận và Ni sư Thích Đàm Trung thì có lẽ cây Thị này đã sống ngàn năm. Điều này rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn để xác định tuổi cũng như bảo tồn cây Thị này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét